Câu chuyện thí sinh được 27 điểm vẫn trượt đại học đã làm tốn không ít giấy mực của các trang báo cũng như tạo nên nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn trong mùa tuyển sinh năm trước khi năm đầu tiên Bộ Giáo Dục Đào Tạo triển khai cuộc thi 2 trong 1. Năm nay liệu câu chuyện đó sẽ còn lặp lại???
Đầu tháng 7 vừa qua hơn 900.000 thí sinh cả nước đã bước vào kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, ngày 28/07/2016 Bộ GDĐT đã đưa ra điểm sàn đại học cho tổ hợp môn tất cả cá khối kể cả khối D (khối có điểm môn ngoại ngữ thấp) là 15 điểm. Điểm sàn được xác định trên ba tiêu chí đó là chất lượng cần được đảm bảo, Chỉ tiêu đào tạo và hình thức tuyển sinh của các trường đại học. Mức điểm sàn là 15 điểm tức là trung bình thí sinh cần đạt từ 5 điểm trở lên mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển 3 môn của các trường đại học. Về chỉ tiêu tuyển sinh năm nay các trường đại học đăng kí tổng số 420.000 chỉ tiêu trong đó 100.000 chỉ tiêu sẽ xét tuyển từ kết quả học tập cảu trung học phổ thông. Như vậy mức điểm sàn được đưa ra sẽ lựa chọn khoảng 320.000 chỉ tiêu từ kết quả của kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Trong 3 tiêu chí đưa ra mức điểm sàn có thể thấy tiêu chí chất lượng thí sinh là quan trọng nhất. Tuy nhiên theo quan điểm của nhiều người năm nay các trường top sẽ có điểm đầu vào ít xê dịch nhiều và sẽ không còn chuyện thí sinh được 27 điểm vẫn trượt đại học như năm trước nữa.
Bộ cũng chỉ đạo nghiêm túc trong việc tuyển sinh của các trường đại học, cụ thể chỉ được tuyển sinh đúng chỉ tiêu đã đăng kí không tuyển sinh hơn vì chỉ tiêu đăng kí là mức năng lực tối đa mà các trường có thể đào tạo. Bộ cũng tạo cơ chế cho các trường tuyển sinh trong việc bỏ yêu cầu điểm xét tuyển các nguyện vọng sau phải cao hơn hoặc bằng điểm xét tuyển nguyện vọng trước.
Bộ cũng quy định và có hướng dẫn cụ thể về việc thí sinh sau khi trúng tuyển phải nộp giấy trúng tuyển để xá định rõ việc mình có theo học tại trường để trường chủ động về nguồn tuyển.